Nấm tốt cho sức khỏe

0 nhận xét

Bên cạnh tác dụng dược lý, kết hợp nấm trong chế độ dinh dưỡng thường ngày còn thêm nhiều lợi điểm.

Theo nhận định của tổ chức y tế thế giới (WHO), không dưới 70% trường hợp bệnh lý liên quan mật thiết với rối loạn biến dưỡng, hoặc do suy yếu sức đề kháng, hoặc vì cả hai. Hai nhân tố này bao giờ cũng có mặt trong bệnh mãn tính, nếu không trước khi phát bệnh thì sau khi được điều trị, hoặc trước có rồi, sau nặng hơn. Trên cơ sở vừa phân tích, bất cứ biện pháp nào vừa tăng cường sức đề kháng, vừa điều chỉnh biến dưỡng đều mang ý nghĩa phòng bệnh đồng thời gia tốc tiến trình phục hồi.

Khỏe re nhờ nấm! - 1

Bên cạnh tác dụng dược lý, kết hợp nấm trong chế độ dinh dưỡng thường ngày còn thêm nhiều lợi điểm (Ảnh: Internet)

Nếu nhà điều trị ở phương Tây mới dùng nấm như thuốc trong phác đồ điều trị nhiều bệnh chứng nghiêm trọng từ vài chục năm thì thầy thuốc y học cổ truyền phương Đông đã biết rất rõ về hiệu năng phòng và chữa bệnh của nấm từ nhiều ngàn năm. Mặt khác, cũng nhờ các nhà khoa học ở phương Tây trong vài thập niên gần đây đã chọn Đông y như nguồn tư liệu hàng đầu để nghiên cứu cho sản phẩm và liệu pháp mới nên tác dụng làm thuốc của nhiều loại nấm, từ đắt tiền vì hiếm có như Linh Chi, Đông trùng hạ thảo thứ thiệt cho đến các loại phổ thông như nấm mèo, nấm đông cô… đã được xác minh qua hàng loạt công trình khảo sát trên lâm sàng cũng như trong thực nghiệm.

Nếu Linh chi, Đông trùng hạ thảo… quá quen thuộc với người dân châu Á vì đã từ lâu có tên trong dược điển thuốc chống ung thư của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… thì các loại nấm ngày nay cũng đang được nhiều thầy thuốc ở châu Âu kết hợp trong phác đồ điều trị bệnh mãn tính như thấp khớp, dị ứng, viêm gan… và nhất là cho bệnh nhân ung thư, từ khi các nhà nghiên cứu phát hiện hai đặc tính nổi bật của nhóm hoạt chất Betaglucan trong nấm.

Đó là tác dụng:

- Hưng phấn hoạt tính của thực bào và bạch cầu để truy sát tế bào ung thư.
- Cải thiện chức năng giải độc của lá gan, trái thận, khung ruột.
- Điều chỉnh biến dưỡng chất béo và chất đường.
- Ngăn ngừa thiếu dưỡng khí nội bào thông qua tác dụng cải thiện tuần hoàn vi mạch.
- Ức chế tác hại của siêu vi gây ung thư.
- Trung hòa độc chất sinh ung thư nội tại cũng như ngoại lai.

Tổ chức FDA ở Hoa Kỳ chắc chắn phải có lý do vững chắc khi xếp nấm vào nhóm thực phẩm phòng ngừa ung thư. Bên cạnh tác dụng dược lý, kết hợp nấm trong chế độ dinh dưỡng thường ngày còn thêm nhiều lợi điểm nhờ công năng:

- Ổn định thể trọng ở người có khuynh hướng béo phì.

- Cân bằng đường huyết ở người bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu dễ dao động.

- Hỗ trợ tác dụng của nhiều loại dược phẩm như thuốc trị bệnh gút, giảm đau, cao huyết áp, trầm cảm… Người bệnh nhờ đó giảm được liều lượng nghĩa là giới hạn phản ứng phụ khi dùng dài lâu.

- Cải thiện tiêu hóa cho người hay táo bón nhờ chất xơ trong nấm vừa nhuận trường vừa kéo theo chất béo trong thực phẩm qua đường ruột.

Vì Betaglucan là 1 nhóm hoạt chất với thành phần không đồng nhất về hàm lượng trong mỗi loại nấm nên nếu phối hợp nhiều loại nấm trong khẩu phần bao giờ cũng có lợi hơn chỉ dùng độc vị. Nhiều tay vỗ nên tiếng, nhiều mặt giáp công bao giờ cũng hữu hiệu hơn khi đối đầu với bệnh nguyên tram mưu ngàn chước. Ăn ngon mà nên thuốc còn gì hơn?

http://us.eva.vn/suc-khoe/khoe-re-nho-nam-c131a125105.html

Xôi đậu phộng và bí đỏ - Tuệ Lan

0 nhận xét


Món xôi này nấu tương tự như xôi đậu phộng chỉ có điều thêm bí đỏ giúp cho xôi vừa bùi vừa ngọt, ăn rất ngon.

- Gạo nếp ngâm 5-6 tiếng bằng nước ấm (hoặc qua đêm thì ngâm bằng nước bình thường)
- Đậu phộng luộc chín
- Bí đỏ cắt miếng vừa ăn

Gạo nếp sau khi ngâm vo sạch và để ráo. Đậu phộng luộc bỏ vài hột muối cho bùi và đậm đà. Trộn chung đậu phộng đã luộc chín + gạo nếp + bí đỏ + 1 chút xíu muối. Bỏ vào xửng hấp chín.
Xôi chín có thể dùng chung với muối mè đậu phộng rang rất ngon.

Món này có thể dùng trong bữa sáng hoặc mang theo khi đi picnic đều tiện. 

Chúc ngon miệng.

Tuệ Lan

Bánh bông lan hấp kiểu Phi

0 nhận xét

Bánh này của người Phi (Filipino) được làm bằng bột mua sẵn. DS đọc công thức pha bột thấy giống công thức bánh bông lan chay nướng lắm. Mình có thể cho nhân mặn hay ngọt gì cũng được, hay chỉ là bánh không nhân. Hộp bột này là của người bạn cho, DS chưa có hỏi chị ấy mua ở đâu. Hôm nào DS sẽ tự pha bột theo kiểu làm bánh bông lan chay rồi đem hấp thay vì nướng xem có giống bánh này hay không.

Công thức có sẵn trong hộp, cũng dễ làm

200g bột Puto (một hộp có 2 bao, mình làm mỗi lần 1 bao)
1 cốc (cup) nước
5 muỗng cà phê dầu

Cách làm 
1. Bắt nồi hấp nấu nước cho sôi, trong khi chờ nước sôi mình pha bột
2. Pha bột với nước cho đều. Cho đường vào đánh tan khoảng 30 giây. Từ từ cho dầu vào và đánh cho mịn. Đổ ra khoảng 3/4 đầy khuông thôi.
3. Hấp 25 phút. Khi bánh chín thì mặt bánh láng và khi ấn ngón tay vào bánh thì nó nở ra trở lại.

Chúc các bạn làm bánh bông lan chay hấp thành công nhé.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Salad bắp cải tím - Món ăn ngon giúp giảm cân và đẹp da

0 nhận xét


Các chị em muốn giảm cân thì đừng bỏ qua món này nhé. Bắp cải tím theo phân tích dinh dưỡng không chứa protein, ít năng lượng nhưng giàu chất xơ, vitamin A, K và vitamin C giúp ăn no nhưng không mập. Bắp cải tím chứa chất oxy hóa cao, chất này giúp da đàn hồi tốt và mịn màng. Bên cạnh đó bắp cải tím chứa chất anthocyanin giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và ung thư.

Đợt về Việt Nam vừa rồi Tuệ Lan ham ăn nhiều món chay ngon quá cho nên bị tăng cân. Trong một tuần liền Tuệ Lan ăn ba lần salad bắp cải tím + một cái bánh tráng nướng cho một bữa ăn kết quả giảm được số cân dư thừa không mong muốn. Món này ngon, dễ làm. Chia sẻ mọi người cùng làm nhé:

- Bắp cải tím cắt sợi
- Cà rốt bào sợi
- Ngò rí cắt ngắn
- Một ít dấm, đường, muối
- Sốt mayonaise

Bắp cải, cà rốt cắt sợi, rửa sạch để ráo. Trước khi ăn 10 phút trộn một chút xíu dấm + đường + muối bóp đều với bắp cải. Khi ăn chắt hết nước, trộn rau ngò và sốt mayonaise là xong.

Món này ăn kèm với các món nướng khác cũng rất ngon.
 
Tuệ Lan
 

Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật, Điều Mà Ít Ai Biết

0 nhận xét

Sung là loài cây sống trải rộng khắp nơi trên trái đất. Sung gần gũi với dân quê hiền hòa chất phát, từ đó có những câu hát, câu ca dao truyền từ đời này qua đời khác…
...Đói lòng ăn nửa trái sung
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng...

 Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện...

Quả sung dân dã, quê mùa, nhưng ít ai biết sung có công dụng trị nhiều thứ bệnh.
Khi quý vị vào trang google nhập từ TRÁI SUNG sẽ được nhiều thông tin phong phú nói về trái sung.
Trái sung tên khoa học là Ficus carica, họ dâu tằm Moraceae L

Trái sung giàu Phenol, axit béo, omega3 và omega6, tốt cho tim mạch.
Chất xơ trái sung có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan mật, ruột kết và ung thư vú.
Vi chất ổn định đường huyết, ổn định huyết áp…

Đó là những thông tin trong sách báo, trên mạng Internet, nhưng ở vùng miền Trung vùng sâu, vùng  xa hẻo lánh của quê hương tôi người ta dùng để chữa hiệu quả một chứng bệnh, đó là bệnh

                                                           SỎI MẬT

Nghe qua  khó tin nhưng là việc thật. Bỡi thế người Trung Hoa thường bảo “ người Việt Nam chết trên cây thuốc” là vậy.

Vào thời điểm những năm sau 1975, đời sống kinh tế và thuốc men rất là khó khăn khổ cực. đối với mọi người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, cho nên mọi người rất sợ đau ốm.
Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định quê hương tôi.
Hôm đó vào khoảng xế chiều trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3 người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái ( khoảng 20 tuổi ) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặc nghẽo trong vòng tay người mẹ.

Bà già trầu cất tiếng hỏi:
-          Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội nghiệp quá vậy ?
-          Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm rồi nói cháu nó máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu sẽ chết, thôi thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết !
Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má gầy còm của người mẹ.

Nghe xong, bà già tay cầm miếng trầu đang nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm :
-          Wééé...ét……Chết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh.
-           
Nghe bà già trầu nói thế  người mẹ mừng quá quên cả cám ơn , về đến nhà trời cũng đã tối, bà con lối xóm nghe con bé về ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương xót.
            Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm, riêng bà đốt đèn ra bờ sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung.
            Về đến nhà mọi người đến thăm ai nấy đã về hết, chỉ còn con gái bà  còn  nằm bất động trên giường. Mặc kệ mày !
Bà cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời giờ cấp bách bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng lát  sung, sau đó cho vào nồi nấu đến khi còn lại 1 bát lớn thì trời cũng đã khuya lắm rồi.
-          Dậy uống thuốc nè con
-          Ôi ! Con mệt quá…
-          Ráng uống để sống với người ta đi con ơi, không thì con sẽ chết!
Nửa tỉnh nửa mê nghe nói chết, cô con gái  cũng sợ ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc.
            Thấy con uống xong, là lúc bà cũng mệt mỏi lắm, nằm ngủ thiếp lúc nào không hay.

………..

            -Má ơi con đói bụng quá !
Đang nằm ngủ ngon giấc, bà mẹ giật mình ngồi dậy;
-          Hã? Con nói gì ?
-          Con đói bụng quá, có gì ăn không ?
Trời đất, con nhỏ nó hồi dương rồi sao ? Nằm bệnh viện cả tháng trời nó có chịu ăn uống gì đâu, nó chỉ sống bằng thuốc , bằng dịch chuyền thôi mà, sao nay về nhà nó lại đói bụng đòi ăn ? Vậy là nó hồi dương và sắp chết thật rồi. Bà thầm nghĩ vậy.
-          Có ăn cũng để má nấu cơm nóng đã chứ. Còn cơm nguội ăn gì được .
-          Kệ má ơi, cho con ăn đi, con đói lắm rồi.
Trời ! Bà còn sợ dữ nữa, nhất định con nhỏ hồi dương rồi, chắc rồi nó cũng chết, thôi cứ cho nó ăn đại cơm nguội, nếu nó có chết cũng là chết no. Nghĩ vậy bà bèn lấy cơm nguội với mắm cho nó ăn.

            Nhìn nó ăn ngon lành mà bà thấy buồn thương cho đứa con gái tội nghiệp, rồi đây nó sẽ không còn trên cõi đời này, không còn trong căn nhà này nữa…
           
            Sau hơn tháng trời xa nhà nằm bệnh viện, sáng nay nó đi khắp xóm khắp làng gặp nhà ai nó cũng ghé vào nói cười vui vẻ làm ai cũng lo cũng sợ. Cứ nghĩ cô gái này chết rồi mà hồi dương lại đi thăm mọi người rồi về cũng  sẽ chết luôn…( dân quê hay quan miệm vậy mà ! )
            Đến chiều nhìn đứa con gái xem ra vẫn khỏe hơn, bà nghĩ bụng : vậy là trái sung đã cứu sống con mình rồi. Bà vui mừng đi tìm hái thêm mấy  rổ nữa về làm cho nó uống…

            Thưa quý vị, trải qua 34, 35 năm nay cô con gái đó, nay đã trở thành bà nội bà ngoại rồi. Đây là câu chuyện thật 100% ở cùng làng quê tôi.

            Thằng em út tôi ( sinh năm 1977) vào năm 1995 làm ăn ở Sài gòn cũng bị chứng sỏi mật nằm bệnh viện Bình dân (đã lên lịch mổ), tối hôm đó tôi có lên thăm thấy mắt, mặt và toàn thân là một màu vàng sạm ( nói xin lỗi, còn xấu hơn da người mới chết ) nhưng sáng hôm sau đã thấy nó vát mặt về nhà.
            -Trời ơi, sao mày không nằm để bác sĩ người ta mổ ?
Thì thằng em tôi nó nó nói: “Thôi, em về uống trái sung, sợ mổ lắm”.
Và thưa quý vị quả thật cho đến hôm nay ( tháng 2-2011) trải qua 16 năm nó vẫn lao động bình thường, sỏi cũng tiêu đâu mất.

Trải qua 12 năm tôi có tham gia chữa bệnh từ thiện ở các phòng khám của các chùa. Vào năm 2003 tôi đang châm cứu cho một bà bệnh nhân, bà ấy  bảo:
-Thầy ơi châm giùm tôi chỗ cạnh sườn này. Vừa nói bà vừa lấy ngón tay chỉ vào.Tôi hỏi
- Sao lại phải châm chỗ này ?
            - Tôi bị sỏi mật, còn 1 tháng nữa là tôi phải đi mổ đó.Giờ châm cho đỡ đau thôi.

Bà còn nói –“bác sĩ cho biết giá mổ xong hoàn tấc là 30 triệu đó”.
Tôi hỏi :
            -Vậy ai lo cho bà ?
            - Tôi có thằng con làm giám đốc sẽ lo cho tôi về tiền bạc.
Nghe vậy tôi nói nữa đùa nửa thật:
-          Vậy nếu tôi chữa cho bà, đến khi tan hết sỏi, khỏi mổ bà cho tôi bao nhiêu ?
Thật tình những lương y chúng tôi phần đông ai cũng nghèo, nhưng vì yêu thích nghề nên ăn cơm nhà đi làm từ thiện miễn phí, giúp cho những bệnh, thỉnh thoảng cũng gặp được những người gia đình khá giả họ cũng có bồi dưỡng cho chúng tôi ít nhiều có tiền uống café với anh em , nay gặp bà bệnh nhân này nói có con làm giám đốc vậy cũng mừng.

            Bà ấy nói : Nếu thầy chữa tôi hết bệnh khỏi mổ tôi tạ thầy 10 triệu, nhưng mà…thầy chữa hết không ?
-          Tôi là người lớn, là một lương y không thể nói đùa.
Nghe vậy bà ấy vui mừng 2 bên thỏa thuận bằng miệng với nhau và hứa ngày mai đến gặp tôi lấy thuốc.
            Tôi mướn người đi tìm hái trái sung về sao tẩm chế biến,thỉnh thoảng hết thuốc bà thường đến gặp tôi để lấy về uống, liên tục như thế thời gian khoảng 1 tháng, rồi sau đó bà bặt tăm luôn không thấy đến nữa, mà tôi thì quên hỏi số điện thoại nhà bà. Đến chừng 6 tháng sau bà đến chùa, gặp lại bà tôi rất vui và hỏi :
-          Lâu quá không gặp bà, bà khỏe không ?
-          Khỏe !
-          Vậy sỏi mật bà hết chưa ? Có đi bác sĩ mổ không ?
Bà đáp :
-          À hết rồi, hết rồi thôi đâu có đi bác sĩ chi nữa.
Tôi hỏi :
-          Vậy chứ còn bà hứa sau khi hết bệnh cho tôi 10 triệu bà tính sao ?
Bà cười giả lả : Các thầy có cái tâm đến đây làm từ thiện mà nhắc đến tiền bạc sao ?
            - Trời đất ! Bà nói vậy thôi tôi chịu thua bà luôn.
Từ đó về sau, gặp bà tôi cũng không nhắc đến chuyện đó nữa.

“Làm người thầy thuốc rất vinh hạnh, nhưng cũng lắm phũ phàng” là vậy. Đây là chuyện có thật trong đời làm thuốc của tôi, bạn bè đồng nghiệp làm chung với tôi, biết chuyện ai cũng phì cười.

            Là một người Phật tử tin sâu vào Phật Pháp, một lương y tuy có đủ bằng cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng xưa nay phần nhiều làm ở các chùa, tiếp xúc đủ loại bịnh, tuy ít ai biết đến tôi, nhưng tôi cũng có vài bí quyết kinh nghiệm nhỏ, người ta bảo “ Thầy dở cũng đỡ xóm làng” ấy mà.Nay tuổi cũng đã xế chiều, trường chay đạm bạc, niệm Phật phát nguyện vãng sanh, không vì danh lợi, muốn được phổ biến, chia sẻ cùng Chư Đạo hữu một vài kinh nghiệm nhỏ.

Nói thế chứ cũng tùy theo cơ địa của từng mỗi người, nhưng những phương tôi chia sẻ từ “cây nhà lá vườn”, bằng trái, hoa, củ quả… uống vào nếu vô thưởng thì cũng vô phạt. .

            Khi quý vị gặp bệnh này hãy làm bằng cái tâm ( miễn phí ) sau khi thấy hiệu quả cũng xin được chia sẻ lại niềm vui đó đến với tôi, tôi sẽ tiếp tục phổ biến những phương khác nữa bằng những câu chuyện như trên.

Thuốc không phân là thuốc mắc hay thuốc rẻ, Thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay !
Pháp Phật không phân biệt Pháp cao hay Pháp thấp, Pháp nào hạp căn cơ, cứu cánh là Pháp đó hay !
                                    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Xin gởi cúng dường chư vị :
 

Lương Y Phan Văn Sang
http://www.daophatngaynay.com/vn/cuoc-song/7011-Trai-Sung-Chua-Tan-Soi-Mat-Dieu-Ma-It-Ai-Biet.html

Miến xào kiểu Thái - Tuệ Lan

0 nhận xét

Đúng ra món miến này bỏ vô nồi đất hoặc tay cầm nhưng Tuệ Lan không có nồi đất nên xào chảo bình thường.

Nguyên liệu
- Miến đậu xanh
- Đậu hũ chiên cắt miếng vừa ăn
- Nấm mèo, ngâm nước, cắt sợi
- Cà rốt cắt miếng mỏng, vừa ăn
- Nấm đông cô hoặc nấm hương khô ngâm nước, cắt đôi nếu tai nấm lớn
- Hành tây (nếu không cữ ngũ vị tân) cắt múi cau mỏng
- Hành lá cắt khúc
- Gừng cắt sợi
- Dark soy sauce (nước tương đậm)
- Dầu hào chay
- Tương ớt
- Đường

Cách làm
- Miến trụng sơ qua nước sôi. Ở Việt Nam dùng miến đậu xanh Phú Hương xào rất ngon, miến dai, không bị nát.
- Bắc chảo đợi nóng bỏ chút dầu ăn, nếu không cữ ngũ vị tân có thể khử dầu bằng tỏi bằm cho thơm
- Bỏ các loại nấm, cà rốt vào xào trước, tiếp đến là đậu hũ, hành tây, gừng, miến, đảo đều.
- Nước tương + dầu hào + tương ớt + đường, trộn đều bỏ vào chảo đảo chung với các nguyên liệu kể trên. Nếu thấy khô có thể cho thêm vài muỗng nước sôi để miến được mềm và các nguyên liệu thấm đều gia vị.
- Nêm hành lá, tiêu.

Có thể dùng miến xào này với nước tương + ớt bằm hoặc tương ớt đều ngon.

Chúc các bạn ngon miệng.

Tuệ Lan

Y học: Súc Miệng Dầu Mè chữa bệnh

0 nhận xét

Bài sau đây được dịch từ một trong những bài của Youthing Strategies đăng trên website:
http://www.youthingstrategies.com/results.htm

Maharishi Mahesh Yogi sở hữu một trung tâm y khoa rất lớn ở Lancaster, Massachusetts. Tại đây các bác sĩ Ayurveda (Bác sĩ Đông Y truyền thống Ấn Độ) nói rằng các chi nhánh của trung tâm y khoa này ở Karachi, Ấn Độ, đã dùng dầu mè để làm tan mỡ trong các mạch máu ở tim. Các bác sĩ tại đây chỉ đơn giản đặt bệnh nhân nằm trên bàn khám bệnh. Trên ngực bệnh nhân, dùng bột đậu xanh chín làm hồ để đắp một con đê bao quanh vùng trái tim, rồi đổ dầu mè ấm vào trong. Để yên 20 phút. Làm như vậy trong 10 ngày liên tiếp. Sau 10 ngày này, theo lời các bác sĩ Ayurveda, các mạch máu bị tắc nghẽn ở tim của bệnh nhân đã được thông.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Úc năm 1992 đã đưa ra chứng cớ rằng Oleic Acid có thể giảm serum cholesterol. Dầu mè có khoảng 50% Oleic Acid.

Gần đây chúng tôi có nhận được một báo cáo y khoa về việc xử dụng dầu mè.

Bác sĩ Karach đã tường trình bản báo cáo này trước Hội Nghị All-Ukrainian. Tham dự Hội Nghị có các bác sĩ chuyên khoa ung thư, các nhà vi khuẩn học thuộc Hội Khoa Học USSR. Bác sĩ Karach giải thích tiến trình chữa lành đơn giản “khác thường” bằng cách dùng dầu mè ép (cold pressed sesame oil). Kết quả của phương pháp trị liệu này đã gây ra những kinh ngạc lẫn nghi ngờ về nội dung của bản báo cáo.

Dù thế nào đi nữa, tin hay không, sau khi xem xét kỹ hơn về những tác dụng của phương pháp trị liệu dầu mè, người ta có thể thử nghiệm trên chính mình để chứng minh giá trị và sự hiệu nghiệm của nó.
Thật lạ lùng vì phương pháp chữa lành chắc chắn vô hại này lại có thể đem lại những kết quả tốt đẹp như vậy. Phương pháp đơn giản này có hiệu lực chữa trị nhiều bệnh khác nhau, trong một số trường hợp có thể giúp bệnh nhân không cần phải giải phẫu hay uống những loại thuốc gây biến chứng có hại.

Điểm độc đáo của phương pháp chữa lành này là tính đơn giản. Phương pháp chỉ gồm việc Làm Chuyển-động Dầu Mè Trong Miệng. [dịch ra tiếng Việt là giống như động tác “súc miệng”mà ta nghe được tiếng rột-rột]. Tiến trình còn lại chữa lành được hoàn thành bởi chính các cơ quan của cơ-thể con người. Nhờ vậy nó có thể chữa lành các tế bào, các mô và tất cả các cơ quan cùng một lúc. Cơ thể tự loại trừ các độc tố mà không gây xáo trộn nào cho các tế bào lành mạnh.

Bác sĩ Karach nói rằng con người chỉ mới sống được nửa cuộc đời của họ. Người ta có thể sống từ 140 đến 150 tuổi. Bác sĩ cho rằng những bệnh sau đây có thể được chữa một cách hiệu quả với phương pháp trị liệu dầu mè: nhức đầu (headaches), viêm cuống phổi (bronchitis), phổi và gan (lung and liver conditions), nhức răng (toothache), nghẽn mạch máu (thrombosis), các bệnh về máu (blood diseases), đau khớp (arthrosis) , tê liệt (paralysis), nấm chàm (eczema), loét dạ dày (gastric ulcers), bệnh đường ruột (intestinal disorders), các bệnh tim và thận (heart and kidney ailments), viêm não (encephalitis), thần kinh (nervous conditions) và các bệnh phụ nữ (female disorders).

Liệu pháp Súc Miệng Dầu Mè có tác dụng cả phòng bệnh lẫn chữa bệnh. Bác sĩ Karach nói:"Với liệu pháp dầu, tôi đã khỏi bệnh nhiễm trùng máu kinh niên 15 năm. Và trong ba ngày đầu của thời gian dùng liệu pháp này, tôi được khỏi bệnh đau khớp nặng đã khiến tôi phải nằm liệt giường."

Cách Thực hành: Buổi sáng trước khi ăn điểm tâm, lúc bụng đói hoàn toàn, bạn lấy một muỗng canh dầu mè đổ vào miệng nhưng đừng nuốt. Dùng động tác Súc Miệng mà làm cho dầu được luân chuyển khắp nơi trong khoang miệng, và dùng cái lưỡi kéo dầu qua răng và chạm vào tất cả các phần của màng nhầy trong khoang miệng từ 15 đến 20 phút. Dầu được hòa kỹ với nước bọt. Việc dính dầu đều khắp các màng da mỏng trong miệng làm cho kích thích các enzymes và các enzymes này rút các chất độc ra khỏi máu. Vì vậy, không được nuốt dầu vì dầu đã thấm chất độc. Động tác súc miệng làm cho luân chuyển dầu tiến hành, dầu trở nên loãng hơn và biến ra thành màu trắng như cà-phê sửa. Súc miệng như vậy nước miếng tiết ra trộn với dầu trong 20 phút nhổ dầu ra vào bồn cầu. Muốn biết rõ màu gì thì nhổ vào cái chén trắng, nếu thấy còn hơi vàng là chưa tới độ, lần khác làm lâu hơn, và đừng quên động tác “súc miệng” sẽ đạt được kết quả như ý. Kinh nghiệm cho thấy nếu làm cái động tác như ngậm nước súc miệng lúc đánh răng cho kêu sùng sục lên thì dầu thấm đều hơn và nước miếng tiết ra nhiều hơn. Khi mỏi không súc miệng nữa thì dùng cái lưỡi kéo (pulling) dầu đến đều khắp các nơi trong khoang miệng, lên tới đốc họng luôn.

Nếu thấy dầu mè vẫn còn màu vàng, có nghĩa là bạn đã không kéo dầu đi kỹ hoặc chưa đủ lâu. Sau khi nhổ dầu ra thì súc miệng vài ba lần bằng nước muối ấm để rửa miệng. Tốt hơn nữa là dùng một ly nước muối ấm để súc miệng, (1 muỗng cà phê muối bột pha 1 tách nước ấm = ly 8 ounces). Răng, lợi và lưỡi cần được rửa cẩn thận. Có thể đánh răng bằng muối, hoặc đánh răng bằng kem đánh răng như thường ngày.

Nếu để một giọt nước dầu sau khi súc này dưới kính hiển vi có độ phóng đại 600 lần, bạn có thể nhìn thấy những con vi trùng đang phát triển ở giai đoạn đầu. Điều quan trọng bạn cần chú ý là trong tiến trình SMDM, việc chuyển hoá trong cơ thể bạn được nhân thêm lên. Nhờ đó bạn được gia tăng sức khỏe.

Một trong những kết quả trước mắt của tiến trình chữa lành này là làm chắc lại những răng bị lung lay, chữa khỏi bệnh lợi răng chảy máu, và làm trắng răng. Tốt nhất là thực hành việc SMDM ngày ba lần, nhưng luôn luôn trước bữa ăn, khi bụng đói hoàn toàn. Việc thực hành nhiều lần này đẩy nhanh và làm cho tiến trình chữa bịnh hiệu nghiệm hơn.

Thực hành bao lâu?

Thực hành cho tới khi bạn có lại sức khỏe ban đầu và ngủ ngon giấc. Ai thực hành phương pháp này một cách trung thành sẽ thức dậy tỉnh táo, khoan khoái vào buổi sáng, lại được thêm ăn ngon và tăng trí nhớ.
Những Dấu Hiệu Chữa Lành:Những người mắc bệnh lâu năm có thể có dấu hiệu bệnh như nặng thêm lúc bắt đầu thực hành. Bác sĩ Karach nhấn mạnh rằng tình trạng này là dấu hiệu của bệnh đang trong tiến trình tốt. Cũng có thể xảy ra việc thân nhiệt tăng thêm. Tình trạng xấu này chỉ xảy ra vài ngày, sau đó sẽ thấy khá hơn.

Chú ý: Cho dù phương pháp trị liệu này có thể rất hữu hiệu cho con người, nó vẫn không thay thế việc điều trị hiện tại của bác sĩ. Khi thấy triệu chứng gia tăng cần báo cho bác sĩ biết để xem xét những triệu chứng này xảy ra là do nằm trong tiến trình chữa lành hay là do tình trạng nặng hơn thật sự của bệnh trạng mà cần phải chăm-sóc ngay.

Thực hành thường xuyên không?

Câu hỏi về việc thực hành ngày bao nhiêu lần và trong bao lâu chỉ có thể trả lời căn cứ trên bệnh trạng của từng người. Bệnh cấp tính thường thấy kết quả khả quan rất nhanh, chỉ trong vòng hai tới ba ngày. Bệnh kinh niên thường đòi thời gian lâu hơn, có khi cả năm. Cho nên đừng bao giờ nản lòng hay bỏ cuộc!!!

Mua loại dầu mè vàng, loại dầu ép dùng để ăn salad. Đừng mua loại chịu được nhiệt độ cao dành để chiên xào, vì đã bị mất nhiều dược chất.

Nhật ký nhai dầu mè của 1 quân nhân

Tôi, Vũ văn Quí sanh năm 1951, là một bệnh nhân trường kỳ kháng chiến từ năm 1970 với di chứng khó lường của bệnh liệt tủy sống. Càng về già, di chứng của căn bệnh liệt 2 chân càng diễn biến phức tạp. Năm 2000, đôi chân suy yếu thêm, rồi chẳng chịu bước đi. Nó đòi đi xe lăn hơn là lê lết, bởi vì 2 bàn chân của nó biến chứng sang phù do bệnh viêm cầu thận, vì bản thân bệnh nhân nghèo túng nên bệnh nào rồi cũng xếp gọn, để mặc qua một bên. Cứ thế, chịu đựng quen nên cũng chẳng mấy bận tâm. Cứ để mặc bệnh nuôi bệnh. Và chẳng bao lâu sau, tim của người bệnh cũng suy luôn theo. Quả là may mắn, tôi gặp được một vị bác sĩ hảo tâm đến nhà chữa trị với căn bệnh “suy tim”. Cứ mỗi lần dùng thuốc đặc trị suy tim, 2 bàn chân cũng nhẹ được phần nào. Nhưng một khi thuốc hết áp phê cũng là lúc 2 chân lại thập thò sưng phù trở lại. Chưa hết, cơ thể đã yếu lại càng sinh ra thêm nhiều chứng khó lường khác nữa, như yếu phổi, như táo bón kinh niên, như không kiểm soát được hệ thống bài tiết giống hệt như chú bé dấm đài còn bồng ẵm, v.v...

Cách nay không lâu, khi đang chờ đợi vị bác sĩ nhân ái đến thăm để trị chứng suy tim, hầu nhờ thuốc giúp giải quyết 2 chân sưng phù trở lại, đồng thời vào mùng 7 Tết, tôi bị viêm phổi sau chuyến đi tắm biển tại Long Hải, tôi nhận được một phương thức chữa bệnh bằng cách nhai dầu mè trên diễn đàn LLCVK thân yêu. Thế nhưng, với tâm lý của một con bệnh kinh niên cũng như trầm kha thì niềm tin vu vơ vào một cách đơn sơ thì nào còn chút gì để nhớ để thương. Ho, sổ mũi, sốt về chiều, nhức bả vai, khó thở... tất tất phải có trụ sinh để giải tỏa... Ngoài những chứng suy thận, suy tim, yếu phổi, tôi thường còn bị cơn nhức răng hòanh hành. Âu cũng phải, vì tôi nào có khác chi cái máy nhả khói! Do đó, tôi chẳng mấy quan tâm cho lắm, vì đây không phải là lần đầu tôi nhận được những bài thuốc chữa bệnh. Đủ kiểu và đủ cách đã qua. Từ cầu kỳ đến đơn giản. Nào thuốc bắc thuốc nam. Tây Đông y phối hợp đa dạng. Thế nhưng, sau vài lần nghe Đức Ông Hòang Minh Thắng kiên trì giải thích cho vài bệnh nhân đã từng tốn biết bao nhiêu Mỹ Kim mà nào có khấm khá gì. Chính cái “tâm” của một lương y vừa dùng thuốc tiên, vừa dùng thuốc thiêng cư ngụ tại Rôma đã làm tôi đắn đo suy nghĩ. Để rồi, nhờ cái chịu thương chịu khó của vị “lương y như từ mẫu” này mà tôi bắt đầu lưu tâm để ý tới.

Chiều ngày 21/02/2009, sau khi đọc kỹ lại tài liệu nhai dầu mè chữa bệnh, tôi liền nài nỉ nhờ “bà nhà tôi” ra tiệm tạp hóa mua giùm một chai dầu mè dùng để trộn “sà lát” hay “càng cua” mà khi còn mài ghế nhà chung “CVK”, tôi vẫn thường được chiêu đãi với món rau trộn dầu rất khoái khẩu, bởi vị chua chua ngọt ngọt của nó. Tôi còn nhấn mạnh rằng, nên mua loại chai một “xị” thôi, vì chưa biết nó có tác dụng gì không mà mua cho lắm vào!? Thế đấy, cái sự dè chừng, cái nỗi nghi ngờ chẳng ai mà không trải qua, một khi đã xít xoát gần 40 năm miệt mài với bệnh tật.... Chiều hôm đó, tôi bắt đầu hành trình miệng bụm dầu, răng nhai lép nhép với sự cấm khẩu mà chẳng ai ép buộc tôi cả. Với tính khí an phận của một người luôn phải ngồi một chỗ, tôi cũng có chút sáng tạo so với tài liệu hướng dẫn. Tôi lường 2 nắp chai dầu loại một “xị” để dễ cầm, nhẩn nha bỏ vào miệng, bụm miệng lại rồi tưởng tượng đang nhai gạo lứt muối mè vậy. Thật rẻ mạt và giản đơn, vì nếu có phải nhai hết chỗ dầu này mới chỉ tốn có 18.000VND và cũng vì chẳng phải ghi nhớ gì, chẳng phải chuẩn bị điều gì ngoài nhìn đồng hồ tính đếm thời gian trôi qua. Thoạt đầu cũng có chút ngầy ngậy do chất nhờn của dầu tinh chế. Nhưng sau độ 5 phút, chất nhờn cũng tan đi để lại cảm giác xúc miệng bằng một chất loãng khác, trơn tru và dễ chịu hơn. Thóang một cái, thời gian 15 phút cũng qua đi, tôi cảm nhận được mùi vị khó chịu và sau đó là lần mò tìm đến bồn rửa để nhả ra. Lúc này, dầu đã không còn mầu vàng nhạt như nguyên thủy của nó nữa, mà đã chuyển sang mầu bọt trắng. Tôi xúc miệng bằng nước muối và nạo lưỡi. Thật hết sức đơn giản và cũng hết sức nhẹ nhõm thanh thản.

Tối 21/02/2009, trước khi lên giường tôi cố gắng nhai thêm một lần nữa. Lần này, cảm giác có vẻ thanh thoát, dễ chịu hơn. Mùi dầu cũng không tạo cho tôi khó chịu nữa.

Ngày 22/02/2009, trước khi ăn sáng, tôi tiếp tục áp dụng phương thức này với sự tinh tế và cảm nhận được phần nào tính chất xúc tác của nó hơn chiều hôm trước. Buổi trưa, cũng trước khi ăn, tôi chiêu một ngụm và mong muốn được nằm nghỉ đôi chút. 3 giờ chiều hôm đó, khi thời gian 2 bàn chân giở chứng mập căng ra bất đắc dĩ đến, thì cũng chính là lúc vợ tôi nhận ra thời khắc 2 bàn chân thân quen ấy đã không còn phù sưng cứng lên nữa. Dẫu bề ngoài thì cũng bớt giảm được 60%, nhưng tận bên trong 2 bàn chân, tôi vẫn còn nhức buốt thấu xương. Tuy nhiên, tôi rất mừng và rất đỗi ngạc nhiên, rồi tự hỏi: chắc mèo mù vớ cá rán hay chó ngáp phải ruồi chứ nếu đây là thần dược thì chắc mấy ông bác sĩ tây y sẽ thất nghiệp và rồi lại tố tụng ì xèo mất! Số là thầy Henri Fleutôt của tôi cũng chỉ vì chữa bệnh cho nhiều người mang mầm bệnh Polio từ thuở sơ sinh bằng 2 bàn tay thần kỳ của một thầy dậy thể dục và rồi cuối cùng cũng bị đem ra tòa xử để sau đó phải trở về quê hương đất Pháp của minh vào năm 1973.
Với niềm vui vì nghèo mà vớ được của bở, tôi cảm thấy thăng hoa phấn chấn đến nỗi tôi mau mắn nhờ một người bạn in giùm tài liệu chữa bệnh bằng nhai dầu mè ra để phổ biến đến với người thân quen của minh. Người sốt sắng hơn cả chính là “bà nhà tôi’. Người đã chứng kiến sự kỳ diệu của một phương pháp chẳng giống ai nhưng chẳng phương thức nào bằng được nó. “Bà nhà tôi” cũng bắt đầu mâm mê đến chai dầu mè hiệu Tường An nhỏ xíu nhưng dễ thương đáo để!

Sáng ngày thứ hai 23/02/2009, tôi đã giới thiệu đến vài người bạn ở Mỹ về phương pháp rẻ tiền này qua email. Vài người cũng đã áp dụng nhưng chưa nhận được tín hiệu vui nào. Còn tôi, ho cũng hết. Sổ mũi cũng chẳng còn sụt sùi. Bả vai còn uể oải đôi chút.

Sáng ngày thứ tư 24/02/2009, sau giờ kinh sáng kinh nhớ linh hồn ngừơi cha kính yêu Paul Léon Seitz và sau cữ sáng nhai dầu, tôi khạc ra được những cục đờm khá lớn và đậm màu. Từ đó tôi thở thông thoáng hơn. Chưa hết, chứng táo bón kinh niên bắt đầu tạo cho tôi dễ chịu hơn khi phân lỏng và thoát ra nhanh hơn biết chừng nào thay vì phải ngồi ít nhất 15 phút mới... Lúc này tôi mạnh dạn chuyển bài thuốc nhai dầu đến với nhóm chia sẻ Lời Chúa của tôi, với hy vọng có ai đó mang bệnh tật nghèo khó như tôi sẽ áp dụng.

Cho đến hôm nay chiều thứ 7 ngày 28/02/2009, đúng một tuần súc và nhai dầu mè, ngoài 2 chân đã giảm sưng đuợc 80%, chứng bệnh phổi đã hết, chứng táo bón khốn khổ đã có phần trơn tru và chiếc răng lung lay nhức buốt đã giảm, tôi còn thoát được cảnh màn chiếu ướt át của bé thơ, nghĩa là nôm na mà nói tôi đã không còn đái dầm nữa. Tôi tỉnh táo để thức dậy trong đêm ít ra cũng 4 lần.
Còn niềm vui nào cho bằng khi cũng vào chiều thứ bảy này, tôi lại được một nhóm nhỏ bên giáo xứ Bạch Đằng mời đến với nhóm để cùng cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và cùng nhau chia sẻ Lời Chúa mà từ lâu lắm rồi tôi đã không đến được với anh chị em vì bệnh tật triền miên. Và tôi đã vui mừng ra đi trong hân hoan khấp khởi mừng.

Tạ ơn Chúa, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương!

Xin cám ơn Đức Ông Giuse Hòang Minh Thắng, người đã giới thiệu cho tôi bài thuốc nhai dầu mè!

Xin tạ ơn Đức cố GM Paul Léon Seitz Kim, nhân ngày giỗ 25 năm của Ngài. Người đã ôm tôi trong đôi tay yêu thương của Ngài năm từ năm 1970 và Ngừơi vẫn mãi còn ôm tôi khi cuộc đời tôi còn dang dở để cảm nhận được mình chỉ là TRO BỤI SẼ TRỞ VỀ BỤI TRO.

Saigon, 28/02/2009
Phêrô Vũ văn Quí CVK64
Email: peterquivu@gmail.com

http://nhipcaututhien.info/diendan/showthread.php?t=24

Chín phương pháp dưỡng sinh cổ Phương Đông

0 nhận xét

duongsinh_800750177

Ăn uống hợp lý có thể điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể kéo dài tuổi thọ. Muốn chữa bệnh trước hết cần bổ tỳ vị.

1. Dưỡng sinh tĩnh

    Dưỡng sinh tĩnh thần chiếm vị trí rất quan trọng trong dưỡng sinh truyền thống. Người xưa cho rằng, thần là thống trị của sự sống, giữ cho thần khí tĩnh lặng, tâm lý cân bằng mới có thể nuôi nguyên khí. Thiền chính là đỉnh cao của dưỡng sinh tĩnh. Ngũ tạng hòa yên góp phần phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, nóng giận hại gan, vui buồn quá hại tâm, suy tư hại tỳ, ưu buồn hại phổi, hoảng sợ hại thận…

    2. Dưỡng sinh động

      Người xưa cho rằng, nước suối thường xuyên chảy thì sạch, người thường xuyên vận động thì khỏe. Cổ nhân đã tìm tòi và hình thành các cách dưỡng sinh động như xoa bóp, thái cực quyền, dịch cân kinh…nhiều động tác võ thuật mô phỏng hành động của các loài cầm thú.

      Nếu ít vận động thì cơ nhão, bệu, khí huyết ứ trệ dễ sinh bệnh, nhưng vận động quá sức, lao động quá vất vả sẽ dẫn đến “ lao thương”. Nhìn lâu thì hại huyết, đứng lâu hại xương, nói nhiều hại khí, nằm lâu hại khí, ngồi nhiều hại cơ, đi nhiều hại gân …

      3. Dưỡng sinh ẩm thực

        Ăn uống hợp lý có thể điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể kéo dài tuổi thọ. Muốn chữa bệnh trước hết cần bổ tỳ vị. Khí tiên thiên là do cha mẹ truyền cho, khí hậu thiên là lấy từ thức ăn bên ngoài, hai loại khí này bổ trợ cho nhau và  thống nhất trong cơ thể. Nhiều loại thức ăn cũng là vị thuốc. Thức ăn phải được nhai kĩ vừa giảm thiểu bệnh đường ruột vừa tăng hấp thu dinh dưỡng.

        Tuy nhiên, không nên ăn quá no, quá nhiều chất béo bổ. Thức ăn không tiêu hóa được biến thành độc tố. Thỉnh thoảng ăn một bữa cháo hoặc rau quả cho nhẹ người. Ẩm thực cần vệ sinh, đa dạng , thức ăn có “ ngũ cốc, ngũ quả, ngũ sắc, ngũ vị”…để cơ thể đủ dưỡng chất và lục phủ ngũ tạng không bị mất cân bằng, sinh bệnh.

        4. Dưỡng sinh tẩm bổ

          Khi cơ thể suy nhược, hư lao  hoặc mới ốm dậy thì việc tẩm bổ rất cần. Người xưa coi trọng việc bồi bổ bằng các bài thuốc Đông y bổ ngũ tạng, bổi khí huyết,… Tẩm bổ giúp cơ thể hồi phục, tăng khả năng chống lại bệnh tật, trường thọ. Tuy nhiên, tẩm bổ cần vừa phải, cần Lương y xác định đúng thể trạng để bồi bổ thích hợp. Ngoài ra, còn phải thích hợp với 4 mùa, ví dụ, mùa xuân bổ gan, hè bổ tâm, thu bổ phổi, đông bổ thận…

          5. Dưỡng sinh kinh lạc

            Hệ thống kinh lạc chạy khắp cơ thể tuy mắt thường không nhìn thấy. Kinh lạc giúp sự vận chuyển khí huyết giữa các tạng phủ và tổ chức của cơ thể diễn ra bình thường, thông suốt. Với quan điểm : “thông bất thống” (khí thông thì không đau). Thông kinh lạc là cách đơn giản nhất để kích thích cơ thể phòng và chống  các bệnh tật.  Người xưa dùng thuật châm cứu, xoa bóp, tẩm quất, giác hơi, vỗ đập…rất hiệu quả. Đặc biệt, hàng ngày nên day ấn ba huyệt quan trọng là Nội quan, Hợp cốc và Túc tam lý. Hợp cốc ở giữa ngón cái và ngón trỏ, chữa cảm sốt, các bệnh ngũ quan. Nội quan ở cổ tay, tốt cho tim và giấc ngủ. Túc tam lý ở chân là huyệt bổ toàn thân, đặc biệt hỗ trợ bộ máy tiêu hóa.

            6. Dưỡng sinh củng cố khí huyết

              Người xưa cho rằng, khí huyết là phần tinh hoa trong các chất dinh dưỡng, là nền tảng vật chất cho sự sống, ngũ tạng lục phủ được khí huyết nuôi dưỡng mới duy trì được chức năng bình thường. Cả nam lẫn nữ , nếu dục vọng quá độ, khí huyết hao mòn, răng rụng, tóc bạc, chóng lão suy. Không nên sinh hoạt tình dục sớm, biết kìm chế dục vọng giúp khí huyết được hưng vượng, cơ thể sung sức dài lâu.

              7. Dưỡng sinh theo mùa

              Một năm có 4 mùa, 8 tiết khí, các loài động thực vật cũng nương theo quy luật của đất trời mà sinh trưởng, bảo tồn. Xuân sinh , hạ trưởng, thu thu, đông tàng ( mùa xuân sinh sôi, hạ trưởng thành, thu thu liễm, đông tàng giữ). Người xưa đã đúc kết những kinh nghiệm từ ăn, uống, mặc, ở, ngủ nghỉ, đi lại, phòng dịch bệnh…theo mùa trong năm.

              Thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá đều cần kiêng kị chuyện phòng the. Mùa hè nên ăn thanh đạm, ăn cháo để bù nước, mùa đông ăn thêm gia vị có tính ấm như gừng tươi. Đêm đông ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ còn tốt hơn uống thuốc bổ.

              Điều tiết sinh hoạt theo môi trường từng mùa, giúp cơ thể thích ứng với các thay đổi và còn nâng cao được thể trạng.

              8.Dưỡng sinh tu thân

              Muốn khỏe mạnh trường thọ, cần bắt đầu từ tu thân. Tâm  hồn hướng thượng, sống ngay thẳng, lành mạnh. Cần biết sửa mình để hoàn thiện nhân cách. Thêm bạn, bớt thù, lấy đức báo oán, ít tham vọng cá nhân làm con người thanh thản. Thường ngày nói lời hay, làm việc thiện, cõi lòng rộng mở, con người điềm đạm thư thái, tâm trạng ổn định thì khí huyết ổn định rất tốt cho sức khỏe.

              Người xưa nói :  “Nhân giả thọ” ( người nhân đức thường sống lâu)

              9. Dưỡng sinh giải độc

              Độc có nội độc và ngoại độc. Nếu tâm lý thất thường, thất tình lục dục đặc biệt là sân hận làm cho cơ thể phát sinh độc tố, thậm chí lâu ngày còn kết u bướu trong  nội tạng.

              Ngoại độc là do phong tà xâm nhập, thức ăn nước uống, không khí bị ô nhiễm theo miệng mũi vào cơ thể. Vì vậy, cần tránh giận dữ, hận thù, u uất, căng thẳng tự mình thiêu đốt mình. Thực hiện vệ sinh ăn, ở , khi cần có thể dùng các thứ thuốc như: nhuận tràng, thanh nhiệt giải độc,… các liệu pháp dân gian như chích nhể, cạo gió, xông lá thơm…Uống đủ nước , uống trà xanh, ăn đậu xanh, …cũng có những tác dụng giải độc nhất định.  

              Nguyễn Xuân Hòa

              ( tổng hợp)

              http://www.daophatngaynay.com/vn/cuoc-song/7548-Chin-phuong-phap-duong-sinh-co-Phuong-Dong.html

              Y học: 7 món ăn vặt có thể trị bệnh

              0 nhận xét

              Thuốc bổ không bằng ăn bổ. Chỉ cần bạn lựa chọn đúng cho dù chỉ là món ăn vặt hàng ngày cũng có thể giúp phòng và trị bệnh. Tạp chí “Daily Mail” của Anh đã tổng kết 7 loại trái cây có tác dụng chữa bệnh. Bạn có nguy cơ mắc bệnh nào, hãy chọn đúng loại quả sau đây nhé.

              Loãng xương: Nho khô

              Nho khô giàu boron, giúp làm giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Nho khô có thể ăn cùng với sữa chua giàu canxi, làm tăng pecan – chất giàu boron nên có hiệu quả phòng chống loãng xương rất cao.

              Mệt mỏi: Táo tàu

              Khi mệt mỏi chúng ta thường thèm đồ ngọt nhưng nếu ăn nhiều đồ ngọt sẽ không tốt. Thay vào đó hãy ăn táo tàu. Táo tàu với chỉ số glycemic thấp sẽ không khiến lượng đường trong máu tăng mạnh, hơn nữa lại giúp bạn có cảm giác no và tăng năng lượng nhanh chóng, giảm mệt mỏi.

              7 món ăn vặt có thể trị bệnh

              Bệnh gout: Anh đào khô

              Quả anh đào (cherry) giàu anthocyanin, đạt hiệu quả rất tốt đối với bệnh viêm khớp và gout. Một nghiên cứu của trường Đại chọc Michigan (Mỹ) phát hiện, ăn nhiều quả anh đào có thể khiến bệnh khớp giảm tới 50%. Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 250g quả anh đào, có thể ăn làm nhiều lần trong ngày.

              Huyết áp cao: Mơ khô

              Hàm lượng kali trong mơ  khô (dried apricots) bằng 3 lần trong quả chuối mà kali lại có tác dụng hạ huyết áp. Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm y tế Mỹ phát hiện, lượng kali nạp vào cơ thể giúp phòng ngừa bệnh huyết áp cao và bệnh tim.

              http://vietnam.asianbeat.com/AM-THUC-NHAT-BAN/Tu-lam-Umeboshi-mo-muoi-kieu-Nhat.html

              Viêm bàng quang: Quả việt quất

              Theo nghiên cứu của Mỹ, mỗi ngày sao 2 quả việt quất khô (khoảng 42,5g), có thể làm giảm “độ bám dính” của vi khuẩn E.coli trong các mẫu nước tiểu của bệnh nhân nữ, do đó nguy cơ viêm bàng quang cũng giảm. Nguyên nhân chính giúp quả việt quất có tác dụng kì diệu này là vì nó có chứa các hoạt chất proanthocyanidis có tác dụng chống vi khuẩn lưu lại ở bàng quang.

              Táo bón: Mận khô

              Một nghiên cứu mới cho thấy, mỗi ngày 2 lần mỗi lần ăn 6 quả mận khô (50g), sẽ có hiệu quả giảm táo bón tốt hơn cả uống thuốc. Mận khô giàu sorbose, giúp tăng độ ẩm phân, có tác dụng nhuận tràng.

              Thiếu máu: Sung khô

              Mỗi ngày ăn 4 quả sung khô có thể đáp ứng 1/4 nhu cầu sắt hàng ngày, giúp ngăn ngừa thiếu máu. Sung khô ăn cùng với nước cam ép giàu vitamin C, càng giúp cơ thể hấp thụ sắt.

              http://nhungmonthuocquy.blogspot.com/2012/12/7-mon-vat-co-tri-benh.html

              Gỏi nấm tươi – Tuệ Lan

              0 nhận xét

              IMG_4433_thumb[1] Món gỏi này TL học lóm được khi đi ăn quán chay ở VN, có thể khác một chút với nguyên gốc nhưng như vầy thấy cũng OK mà làm rất dễ.

              Nguyên liệu

              - Các loại nấm tươi tùy thích

              - Rau thơm: húng lủi, húng quế, ngò gai cắt ngắn cỡ lóng tay

              - Hành tím bào mỏng

              - Ớt, chanh

              - Thính gạo rang sẵn

              Thực hiện

              - Nấm tươi cắt chân, ngâm nước muối, để ráo

              - Trộn một ít bột nêm vào nấm để khoảng 5-10 phút cho thấm rồi đem hấp cách thủy.

              - Nấm chín, trộn ớt, một ít thính, nước cốt chanh sao cho vừa ăn.

              - Trộn rau thơm vào là dùng được liền.

              Khi ăn ở tiệm thì TL quan sát có bấy nhiêu thứ thôi, ở nhà ăn TL bỏ thêm ít đậu phộng và ăn chung với bánh tráng nướng thì thấy ngon hơn rất nhiều.

              Mọi người làm thử nhé. Món này ngon, bổ, rẻ, dễ và làm rất nhanh nữa.

              Tuệ Lan

               
            1. blog những món ăn chay thanh tịnh © 2013 | học nấu món chay cơm chay, mọi thứ về ăn chay nguyên liệu món chay , thực phẩm chay and nấu món chay