Đậu Hũ Kho Tương – Kim thực hiện

0 nhận xét

Món này do Kim chia sẻ. Trông rất ngon, nguyên liệu cũng dễ tìm. Hy vọng các bạn sẽ làm được. Cám ơn Kim đã góp món. 

 DauHuKhoTuong

Nguyên liệu

Chả lụa chay (nếu không có chả lụa chay thì cắt đậu hũ thay thế cho chả lụa cũng được)

ChaLuaChay

1 hộp đậu hũ

Nasoya-Tofu

Đạm chay

Vegetable Protein 
Gia vị ướp đậu hũ

1 muỗng cà phê đường
1/2 muỗng cà phê muối
1 muỗng canh nước tương
1 muỗng cà phê bột nêm chay
1/4 muỗng cà phê tiêu

Gia vị nêm nếm

1 muỗng canh dầu ăn
Boa rô (Leek)
Gừng thái sợi
1 muỗng cà phê đường
1 chút xíu muối
3 muỗng canh tương hột
1 chút xíu nước tương hột
TuongHot
1 muỗng canh nước tương
1 muỗng cà phê dầu mè
1/2 lon nước coco (soda nước dừa)
1 chút xíu nước súp chay 1/2 muỗng cà phê hắc xì dầu
1/2 muỗng bột nêm chay
1 chút tiêu

Cách làm
1. Cắt boa rô phần gốc thái ra để phi cho thơm, còn phần lá thì rải trên mặt cho đẹp.
2. Chả lụa chay thái hột lựu.
3. Đạm chay ngâm nước ấm cho nở rồi rửa cho sạch, để ráo.
4. Đậu hũ đem chiên, xong thái miếng vuông không quá lớn hoặc quá nhỏ.
5. Cho đậu hũ vào tô ướp gia vị.
6. Xốc lên cho đậu hũ thấm gia vị, để khoảng 15-30 phút.
7. Bắc chảo lên bếp cho 1 muỗng canh dầu ăn, phi boa rô và gừng thái sợi cho thơm, cho đạm chay  và chả lụa chay vào xào, đảo cho đều.
8. Nêm gia vị: Cho một muỗng cà phê đường, chút xíu muối, cho tương hột vào khoảng 3 muỗng canh, múc chút xíu nước tương hột vô luôn. Cho vào 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê dầu mè, nửa lon nước coco, và một chút nước soup chay, 1/2 muỗng cà phê hắc xì dầu, và 1/2 muỗng bột nêm chay.
Cho đậu hũ vào, nhẹ tay đảo đều, cho gia vị thấm vào, cho một ít ớt vào. Khi nước sắp cạn, cho lá boa rô vào, rắc chút tiêu.

Chúc các bạn nấu được nhiều món chay ngon.

Kim

Cơm chay hai món với đạm khô chay – Diệu Sương

0 nhận xét

DSC_0139

Đó là canh chua dưa cải và đạm chay kho tiêu. Món nào mà DS làm được thì các bạn cũng làm được và bảo đảm là làm ngon hơn Smile.  Nấu ăn chay thật sự là không có khó và tốn công như mình nghĩ. Chỉ cần mình thay đổi thói quen ăn cho dễ dãi một chút là được. Cuộc sống không có phức tạp như mình nghĩ, chỉ cần thay đổi cách sống giản dị là được.

Canh chua dưa cải này DS nấu với dưa cải còn dư hôm Tết (dưa cải chua mình ăn không hết thì đem nấu canh chua, nấu canh chua mà ăn không hết thì mình… chịu thua Smile). DS lấy cái nồi cho nước vào nấu, cho dưa cải vào, cho thơm xắt cọng vào, cho đạm chay khô vào (nếu không có đạm chay khô thì mình thả đậu hũ vô), xắt lát nấm đông cô thả vô, xắt cà rốt cho có màu đẹp đẹp thả vô). Xong mình cho nước me vào, nêm nếm cho vừa ăn. Rồi cho rau thơm, ớt vào là có ngay 1 nồi canh chua chay.

DSC_0125

DS nấu canh chua với đạm chay này đây

Còn đạm chay kho tiêu thì DS ngâm đạm chay khô với dung dịch nước tương đường cho mềm, xong cho chút nước lã vào kho nhỏ lửa cho cạn nước, rồi thêm tiêu.

DSC_0120

DS kho tiêu với đạm chay này

Đây là bài tập của DS, hôm nay DS nộp bài, ai có chấm điểm thì xin cho DS trên điểm trung bình Smile.

Chúc các bạn nấu được nhiều món chay đơn giản mà ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Món ăn đẹp da từ cà rốt và cải xoong

0 nhận xét

Cà rốt có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu, làm tăng miễn dịch của cơ thể, kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Cải xoong làm đẹp nhan sắc, giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu...

Cà rốt là một loại rau được coi là có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh. Trong cà rốt chứa nhiều muối khoáng như K, Ca, P, Fe, Cu, Mg, Mn, Br…, nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Ngoài ra, cà rốt chứa rất nhiều caroten, chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi thanh xuân.

Theo Đông y, cà rốt có vị ngọt, cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí, bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hóa, làm cho cơ thể nhẹ nhàng, khoan khoái.

Cà rốt có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Cà rốt có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Ảnh: lamdep

Ngày nay, người ta ghi nhận cà rốt có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố, làm tăng miễn dịch của cơ thể, kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại, giúp điều hòa hoạt động của ruột (vừa nhuận tràng vừa có tác dụng chống tiêu chảy), làm lành vết thương, lọc máu, lợi tiểu, trị ho.

Có thể dùng cà rốt dưới dạng tươi để ăn

Gỏi cà rốt tai heo

Cà rốt 300g, tai heo 300g, đậu phộng rang 100g, rau răm, chanh, ớt, nước mắm ngon, muối, giấm, đường. Ăn với bánh phồng tôm. Món này giúp chống táo bón, làm sạch ruột, tăng cường hệ miễn dịch, dưỡng da và làm tươi nhuận sắc mặt.

Cà rốt xào củ sắn, thịt heo

Cà rốt xào với củ sắn nước và thịt heo nạc (hoặc đậu hũ non), có tác dụng làm mịn da, tươi nhan sắc, giải nhiệt, giải độc, an thần, trợ tiêu hóa.

Cà rốt nấu canh sườn heo

Cà rốt nấu canh sườn heo hoặc hầm với đuôi heo, có tác dụng dưỡng da, làm mau lành vết thương, mạnh gân cốt, tăng sức đề kháng, tăng thị lực, chống lão hóa.

Sinh tố cà rốt

Sinh tố cà rốt là thức uống dưỡng da, bảo vệ da rất tốt vì là nguồn cung cấp các loại vitamin, các chất khoáng, chất xơ, acid folic… cho cơ thể. Những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu tăng, suy nhược cơ thể nên thường xuyên dùng sinh tố cà rốt.

Dùng 200g cà rốt kết hợp với các loại trái cây khác để làm sinh tố.

Thường người ta dùng các dạng sau:

- Cà rốt + táo tây (1/2 quả) + gừng (2 lát).

- Cà rốt + kiwi (1 quả).

- Cà rốt + cam (1 quả) + táo ( 1 quả).

- Cà rốt + táo (1 quả) + nước chanh vắt…

Cải xoong

Còn gọi là xà lách xoong (cresson), là một loại rau rất tốt cho cơ thể, có tác dụng khai vị, bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, cung cấp nhiều chất khoáng, nhiều vitamin (A, B, PP, caroten) và vitamin C (hơn 40mg%), làm đẹp nhan sắc, giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu.

Cải xoong có nhiều lợi ích cho làn da.

Cải xoong mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Ảnh: tannhang

Cải xoong rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược cơ thể, thiếu máu, thấp khớp, bị bệnh ngoài da, tiểu đường, ung thư, sỏi thận, bí tiểu, giảm chức năng gan mật, bệnh đường hô hấp…

Có thể sử dụng cải xoong dưới dạng tươi để ăn sống, trộn dầu giấm (với thịt bò hoặc trứng gà), nấu canh với thịt heo nạc để ăn, đều rất tốt cho sức khỏe và làm tươi đẹp làn da cũng như sắc mặt của mình.

Một trong những món ăn có ích cho làn da và sức khỏe là canh cải xoong đậu hũ

Nguyên liệu: 500g cải xoong, 2 bìa đậu hũ, 100g nấm rơm, 1 củ cải muối.

Gia vị : nước tương, muối, đường, bột ngọt, tiêu.

Cách làm: Cải xoong  nhặt rửa thật sạch, vớt để ráo.

Đậu hũ cắt miếng vuông 2cm, dày 5mm, chiên vàng.

Nấm rơm gọt sạch, ngâm nước muối, xả lại nước lạnh để ráo, chẻ đôi.

Củ cải muối xắt chỉ, cho vào bao vải bóp trong thau nước lạnh cho bớt mặn.

Cho dầu vào nồi bắc lên bếp, dầu nóng thì thả kiệu xắt mỏng vào phi thơm, kế đến đổ đậu hũ chiên + nấm rơm + củ cải vào xào cho thấm dầu, nêm nước tương + chút đường + muối + tiêu + bột ngọt + ½ chén nước, để một lúc cho các thứ thấm gia vị, sau đó đong 2 tô nước lạnh đổ vào nồi canh.

Canh sôi thì nếm lại cho vừa ăn, thả cải xoong vào, bắc nồi canh xuống, múc ra tô, rắc thêm tiêu. Ăn nóng trong bữa cơm.

Lương y Đinh Công Bảy

Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM

http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/am-thuc/mon-an-dep-da-tu-ca-rot-va-cai-xoong-2427145.html

Đạm chay khô (Textured Vegetable Protein)

0 nhận xét

Dì của DS mua cho DS hai loại đạm chay khô này, mến chia sẻ đến các bạn, hy vọng các bạn tìm mua được ở địa phương của mình.
DSC_0125

Hiệu Quả Từ Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật...

0 nhận xét

image

Hình của Cháu PHAN NGUYỄN HOÀI LINH

Tôi tên là Phan văn Nghiêm sinh năm 1973

Địa chỉ Tam Hiệp, Núi Thành Quãng Nam Đà Nẵng

Là giáo viên  dạy cấp 1 Trường Nguyễn văn Trỗi. Tam Xân 2 huyện Núi Thành

Từ đầu năm 2011 Con gái tôi ( cháu Phan Nguyễn Hoài Linh Sinh năm 2005,  nay được 6 tuổi )có những triệu chứng đau tức sườn ngực, hay làm mệt, ăn gì vào thì ói ra hết, cho đến ngày 14 tháng 04 năm 2011 gia đình tôi đưa cháu đi khám, siêu âm mới phát hiện cháu nó bị “sỏi mật”. nằm viện tuần lễ theo dõi, bác sĩ đề nghị phẩu thuật.

          Tôi xét thấy cháu nhà còn bé, còn trong tuổi chơi tuổi học mà đi mổ thì cũng lo sợ rồi biết có chuyện gì sẽ xảy ra, nên xin cho cháu xuất viện về thăm hỏi, dò tìm một phương pháp nào đó để tránh phẩu thuật cho cháu.

Tình cờ xem trên mạng Internet, gặp được bài viết  “trái sung chữa tan sỏi mật điều mà ít ai biết” của Tác giả là Lương y Phan văn Sang đăng trên trang www.daophatngaynay cũng như bài viết này được phát tán qua nhiều trang web khác.

          Sau khi xem kỹ và dò tìm liên lạc được điện thoại số 0902323549 và địa chỉ mail của Lương y Sang (luongy_sang@yahoo.com) đang hành nghề Đông y tại Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được ông tận tình hướng dẫn hái nhiều trái sung xanh xắc mỏng phơi khô sao vàng, mỗi ngày dùng khoảng 250 gam sắc cho cháu Linh nhà tôi uống.

          Sau hơn 1 tháng cháu uống nước sắc Trái sung thì hiện tượng làm mệt, tức ngực sườn giảm dần rồi hết và đặc biệt cháu ăn ngon, ăn không còn ói nữa, cháu có da thịt hẳn ra.

Cho đến ngày 09 tháng 6 năm 2011 đi siêu âm và khám lại, chúng  tôi thật vui mừng khi nghe Bác sĩ đã cho gia đình biết mật cháu Hoài Linh sạch trơn không còn sỏi nữa.

Nay gia đình tôi chân thành biết ơn trang www.daophatngaynay.com , và các trang web khác đã phổ biến bài thuốc đó.

Cám ơn lương y Phan Văn Sang tác giả bài viết, đã đem lại sức khỏe cho cháu Hoài Linh và niềm vui cho gia đình chúng tôi.

Hy vọng phương thuốc quý, rẻ tiền này sẽ giúp được nhiều người tự chữa trị hết chứng bệnh sỏi mật như con gái nhà tôi.

Kết quả siêu âm cuối cùng cháu đã hết sỏi

                                                                           PHAN VĂN NGHIÊM

                                                        Giáo viên  TPTCS cấp 1 Trường Nguyễn văn Trỗi.

http://www.daophatngaynay.com/vn/cuoc-song/8121-Hieu-Qua-Tu-Trai-Sung-Chua-Tan-Soi-Mat-.html

Phở chay tốc hành – Diệu Sương

0 nhận xét


Mẹ của DS tự làm bánh phở khô cho DS mang về Philadelphia. Chỉ cần vài tai nấm đông cô, cà rốt và đậu hũ tươi là DS nấu được món phở tốc hành rồi. Gọi là phở vì DS có cho bột ngũ vị hương vào cho thơm mùi phở đó mà. Nếu có nước lèo nấu sẵn thì ngon, ở đây DS dùng nước lã, ăn cũng tạm được.

Maki chay

0 nhận xét

IMG_4525

Món này cũng có người gọi là Sushi nhưng Maki thì chính xác hơn. Maki có nghĩa là bỏ nguyên liệu vào giữa lớp cơm và cuốn lại bằng rong biển.

Các bạn có thể cuốn với các loại thực phẩm chay tùy thích (miễn là đừng cuốn chung với bánh kẹo nha, hihi). TL dùng trái bơ, dưa leo, đậu nành nguyên hạt lên men của Nhật, củ cải ngâm kiểu Hàn Quốc, đậu hũ rim dầu hào chay trộn sốt mayo để cuốn nên ăn cảm thấy phong phú và không bị ngán.

Cơm để cuốn nên nấu hơi dẻo hơn thường ăn một chút. TL trộn thêm gạo nếp tỷ lệ là 2 gạo tẻ + 1 gạo nếp. Cơm chín trộn một chút xíu dấm và chút xíu đường.

Cách cuốn

Trải lá rong biển ra và múc một ít cơm dàn đều theo chiều ngang của lá rong biển, đặt nguyên liệu vào giữa và cuộn tròn lại hơi chắc tay một chút. Chưa cuốn quen có thể mua mành trúc loại chuyên để cuốn maki/sushi cho dễ làm.

Cuốn xong để khoảng 2-3 phút hãy cắt. Khi cắt các bạn dùng dao bén. Một tip nhỏ để cắt cuốn cho dễ là nhúng một chút dấm vào dao để khỏi bị dính cơm. Khi cắt nhiều cơm cũng sẽ dính chút ít, các bạn rửa dao và lại nhúng qua dấm lần nữa.

Maki/sushi ăn chung với gừng ngâm chua ngọt rất bắt.

Cách làm gừng ngâm chua ngọt

- Chọn gừng non một chút. Gọt vỏ, bào hoặc cắt mỏng. Rửa sơ qua bằng nước ấm để ráo.

- Nấu dấm và đường tỷ lệ 1:1 hoặc 1 dấm + 1.2 đường nếu thích ăn ngọt. Các bạn điều chỉnh theo khẩu vị của mình.

- Để dấm nguội ngâm chung với gừng trong lọ thủy tinh, khoảng nửa ngày là ăn được.

TL thường xuyên làm món này để mang khi đi chơi xa rất tiện lợi, gọn gàng và sạch sẽ.

Chúc các bạn ngon miệng!

Tuệ Lan

Cơm tấm đạm bì chay – Tuệ Lan

0 nhận xét

IMG_4522

Nhà TL ai cũng thích món cơm tấm. Món này không cầu kỳ và ăn lúc nào cũng được. Siêng thì hấp thêm chả, biếng thì đạm bì cũng đủ ngon.

Đạm - TL dùng đạm chay đông lạnh ướp dầu hào chay + nước tương + đường + tiêu, ướp càng lâu chiên ăn càng ngon.

Bì gồm 2 thành phần: ham chay cắt sợi xào sơ trộn với bún tầu luộc chín + bột nêm + thính.

Nếu không cữ ngũ vị tân thì hành lá xào với dầu ăn thay thế "mỡ hành" đóng vai trò quan trọng, tấm nấu thành cơm hơi khô hơn cơm thường, trộn chút dầu phi hành giúp cho cơm có vị béo và bóng bẩy rất hấp dẫn. Đồ chua là cà rốt/củ cải bào sợi ngâm dấm đường khoảng 30 phút. Thêm dưa leo, cà chua cắt lát ăn kèm đỡ ngán. Chén nước mắm chay pha vừa miệng đảm bảo sau bữa ăn ai cũng xuýt xoa vì no quá!

TL thường làm dư chút đạm bì để có thể dùng làm bì cuốn hoặc ăn với bánh mỳ đều rất ngon.

Chúc các ăn chay ngon miệng.

Tuệ Lan

Mỳ tươi kiểu Singapore – Tuệ Lan

0 nhận xét

IMG_4476

Bên Sing có món mỳ tươi sợi dẹp khá phổ biến có tên gọi là teochew meepok. TL thích mỳ sợi nhỏ hơn và dựa trên khẩu vị của gia đình biến tấu qua thành món mới chỉ còn chút xíu "dây mơ rễ má" với món mỳ gốc, chắc phải đặt tên lại thành TL meepok quá, hihi. Quan trọng nhất của món này phải mua được mỳ tươi loại ngon. Mỳ ngon đóng vai trò quan trọng cho món ăn này. Bên Sing dân Tầu đông nên không khó để kiếm được các loại mỳ tươi ngon.

Nguyên liệu cho 4 tô mỳ:

300 gr mỳ tươi

200 gr rau cải

10 lá xà lách

20 tai nấm đông cô khô

100 gr nấm tươi tùy thích (TL dùng nấm white button)

1 nhúm đạm chay khô vụn

Tầu hũ chiên ít nhiều tùy thích

800 ml nước hầm rau củ

Gia vị gồm: dầu hào chay, nước tương, gừng bằm nhuyễn, bột nêm, muối, đường, dầu ăn

Thực hiện:

- Nấm đông cô ngâm nở, vắt ráo, cắt chân.

- Đạm chay vụn ngâm nở, vắt ráo.

- Nấm tươi ngâm rửa muối sạch sẽ, bằm nhuyễn cùng cỡ với đạm vụn chay.

- Phi dầu ăn cùng với gừng bằm nhuyễn cho thơm rồi bỏ nấm đông cô, đạm chay, nấm bằm và tầu hũ vào xào. Nêm khoảng 3 muỗng canh dầu hào chay + 1 muỗng nước tương + 1 muỗng đường + 3 muỗng nước vào hỗn hợp đang xào, vặn nhỏ lửa đun khoảng 5 phút cho gia vị thấm đều vào nguyên liệu. Đừng đun lâu nước sốt cạn hết không có để trộn với mỳ sẽ mất ngon. 

- Rau cải luộc sơ

- Mỳ tươi trụng sơ trong nước đang sôi trên bếp

Trình bày:

- Lót vài lá xà lách xuống đáy tô, bày mỳ lên trên, sau đó bày các nguyên liệu khác: rau cải + hỗn hợp nấm và nước sốt. Mỳ dùng dưới dạng khô.

- Nước súp nêm nếm cho vừa ăn, đun sôi, thả hành lá và tiêu múc ra chén dùng kèm với mỳ.

- Mỳ tươi này bên Sing ăn với một loại gia vị gọi là sambal, có thể ăn với sa tế chay cũng phù hợp.

Chúc các bạn ngon miệng.

Tuệ Lan

Cơm cuốn rong biển

0 nhận xét

DSC_0108
Rong biển chiên của gia đình anh chị cho, cuốn cơm ăn là ngon lắm. Mấy ngày tết DS chẳng có nấu nướng gì, toàn là bổn cũ soạn lại nhưng với nhiều biến tấu khác nhau Smile.

Gỏi đủ đủ mì căn chiên – Diệu Sương

0 nhận xét

DSC_0069

Ngày Tết nói chuyện đủ đủ thì nguyên năm chắc chắn là đủ Smile.  Sáng sớm mình bào đu đủ ngâm giấm đường, nhồi mì căn, lo dọn dẹp nhà cửa tới trưa thì mình chiên mì căn và xào nấm rồi trộn gỏi là xong. Làm mấy món dễ dễ cho mọi người cùng làm, món nào mà rắc rối quá là bà con chạy hết… Smile.

Nguyên liệu

  • 1 trái đu đủ gọt vỏ, xẻ hai theo chiều dài, bỏ hột, bào cọng
  • 1 cốc (cup) giấm trắng
  • 1 cốc đường
  • 5 tai nấm đông cô tươi, xắt lát
  • 2 củ cà rốt nhỏ, xắt lát
  • muối, nước tương, tiêu, rau răm

Mì căn

  • 1 muỗng canh nước tương Kikkoman
  • 1 muỗng canh giấm trắng
  • 1 muỗng canh đường vàng
  • 2 muỗng cà phê nutritional yeast (DS mua ở chợ Whole Foods, nutritional yeast dùng để bổ sung cho sinh tố B và làm cho thức ăn ngon hơn)

thanksgiving 028_thumbthanksgiving 029_thumb

  • 1 muỗng cà phê gừng bằm (DS khử gừng với dầu để sẵn trong tủ lạnh khi nào cần là có ngay)
  • 1/2 nửa cốc nước trừ 2 muỗng canh vì đã có 2 muỗng canh chất lỏng ở trên)
  • 1/2 cốc bột mì căn (tiếng Anh là Vital Wheat Gluten, DS mua online, ở link này, mỗi lần order 50 pounds về chia cho bạn đạo)

Cách làm

1. Pha giấm đường vào tô lớn, cho đu đủ bào vào ngâm, lấy cái dĩa để lên mặt, dằn bình nước lên cho đu đủ thấm giấm đường, ngâm qua đêm hay khoảng bốn tiếng cho thấm

2. Chuẩn bị làm mì căn, lấy cái tô pha tất cả nguyên liệu mì căn trừ bột mì căn. (Mì căn có thể nhồi 1 lần dùng cho 1 tuần, cho vô tủ lạnh cất khi nào cần là có)

3. Từ từ rắc bột mì căn vào, nhồi đều cuộn tròn, để bột nghỉ 15 phút hay lâu hơn

4. Cắt từng lát mỏng

5. DS chiên bằng nồi với ít dầu cho khỏi văng tùm lum

6. Xào nấm đông cô và cà rốt với đường, nước tương, tiêu

7. Khi ngâm đu đủ đã đúng giờ, cho ra rổ 30 phút cho ráo nước

8. Trộn đu đủ với mì căn chiên, nấm đông cô và cà rốt xào, nêm muối nước tương tiêu cho vừa ăn

10. Xắt rau răm cho vào

11. DS ăn với cơm nóng

Chúc các bạn một năm mới đầy đủ.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Mì căn chiên lá lốt – Diệu Sương

0 nhận xét

DSC_0065

DS có mang được lá lốt từ Florida về nên làm món này. Làm rất dễ nên rất dễ làm Smile. Kỳ này DS ướp gia vị và cho nutritional yeast vào mì căn trước khi chiên. Nó không có nở phồng nhưng mà giòn. Nhớ chiên nhỏ lửa chứ không thôi lá lốt khét mà mì căn không chín. Có một điều DS mới khám phá ra là lá lốt chiên ăn rất ngon, nó mỏng te và giòn giống như rong biển chiên vậy. Biết vậy thì DS đã tậu về nhiều nhiều một chút rồi. Gia vị của DS làm đơn giản, các bạn có thể làm gia vị xá xíu, sả ớt, cà ri hay bất cứ gia vị nào mà bạn thích nhé.

Nguyên liệu

  • 1 muỗng canh nước tương Kikkoman
  • 1 muỗng canh giấm trắng
  • 1 muỗng canh đường vàng
  • 2 muỗng cà phê nutritional yeast (DS mua ở chợ Whole Foods, nutritional yeast dùng để bổ sung cho sinh tố B và làm cho thức ăn ngon hơn)

thanksgiving 028thanksgiving 029

  • 1 muỗng cà phê gừng bằm (DS khử gừng với dầu để sẵn trong tủ lạnh khi nào cần là có ngay)
  • 1/2 nửa cốc nước trừ 2 muỗng canh vì đã có 2 muỗng canh chất lỏng ở trên)
  • 1/2 cốc bột mì căn

Cách làm

1. Lấy cái tô pha tất cả nguyên liệu trên trừ bột mì căn

2. Từ từ rắc bột mì căn vào, nhồi đều cuộn tròn, để bột nghỉ 15 phút

3. Cắt từng lát mỏng, gói lá lốt

4. DS chiên bằng nồi với ít dầu cho khỏi văng tùm lum

5. Cho mì căn cuốn lá lốt vào chiên lửa nhỏ, chừng nào lá lốt vàng thì trở qua bề kia, chiên vàng đều hai bên thì gắp ra dĩa có lót khăn giấy cho hút hết dầu

6. Món này ăn cuốn với bún rau sống và nước chấm chay

DS đã đăng bài về lá lốt, các bạn bấm vào để tìm hiểu thêm nhé: Lá lốt giúp tiêu thực, chữa đau nhức xương, phong thấp

Chúc các bạn làm được nhiều món chay ngon.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Phương trị bệnh thần kinh tọa

0 nhận xét

than_kinh_toa_868325228

Chứng đau Thần kinh tọa phổ biến nhiều ở lứa tuổi 30-60. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa cũng có rất nhiều nhưng hay gặp là do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống nguyên phát hay thứ phát do hậu quả của hư đĩa đệm, gây chèn ép rễ thần kinh liên quan, hẹp lỗ gian đốt sống, viêm ngoài màng cứng và những nguyên nhân khác.

Tọa  có nghĩa là ngồi. Đau chứng Thần kinh tọa ở đây là bỡi liên quan đường vận hành ở chân và eo lưng của đường kinh Bàng quang, Đởm và Vị, do nhiều nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể ở bản thân dây thần kinh hoặc rễ thần kinh, cơn đau kéo dài từ thắc lưng qua mông dẫn xuống tận bàn cân, ngón chân.

Ngoài những đường kinh nói trên tôi còn quan tâm nhiều đến Đốc mạch, mà cột sống lưng có liên quan mật thiết đến Đốc mạch.

Chứng đau Thần kinh tọa phổ biến nhiều ở lứa tuổi 30-60. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa cũng có rất nhiều nhưng hay gặp là do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống nguyên phát hay thứ phát do hậu quả của hư đĩa đệm, gây chèn ép rễ thần kinh liên quan, hẹp lỗ gian đốt sống, viêm ngoài màng cứng và những nguyên nhân khác.

Người thường măc phải bệnh này phần đông là nhân viên văn phòng, công nhân  bốc vác, người làm việc ở môi trường ẩm thấp…

Đầu tháng 01 năm 2008 tôi có tiếp một bệnh nhân tên trần Minh Năm 56 tuổi, cư ngụ tại huyện E’Hleo thuộc Tỉnh Đắc Lắc làm nghề xây dựng.

QUA TỨ CHẨN :

1.VỌNG : Nhìn  2 người con trai kẹp nách 2 bên giúp ông lê từng bước khó nhọc vào đến phòng khám của tôi, ngồi an vị trên ghế mà ông cứ nhăn mặt khóc ròng trông thật thảm hại khiến cho ai thấy cũng cảm nhận được cái đau đang hành hạ trên cơ thể ông.

Vẻ tiều tụy, ánh mắt thất thần qua nhiều đêm không ngủ.

2.VĂN: Nghe từng câu đứt quãng không rõ ràng, hơi thở mệt nhọc nên tôi yêu người nhà khai hộ.

3.VẤN : Theo lời khai của người nhà, bệnh nhân này phát sinh ra chứng đau nhức vùng cột sống thắc lưng lan tỏa qua 2 mông, chạy xuống khớp gối và dọc xuống tận mắt cá chân. Bệnh âm ỉ cũng đã lâu năm, nhưng do cuộc sống lao động nên không  có thời gian chạy chữa.

Đến khi phát bệnh đau dữ dội mới đi khám ở các tuyến dưới. Sau một thời gian nằm viện, được chích thuốc lúc bớt lúc không, đến lúc đau chịu hết nổi nên xin chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy Sài gòn, sau khi chụp Phim được Bác Sĩ chẩn đoán là thoái hóa cột sống lưng từ L1 đến S1.

Do bệnh không gì nguy hiển nên Bệnh viện bán thuốc rồi cho về, nhưng đau quá không ăn không ngủ được, giờ chuyển qua xin chữa Đông Y.

4. THIẾT : Huyết áp 11/7; mạch Tả Quan, Xích ( mạch Can, mạch Thận bên trái )Trầm hoạt.

Sau khi dùng 4 pháp chẩn như trên, xác định được nguyên nhân sinh ra bệnh, tôi mời ông nằm yên trên giường, đang trong cơn đau hoành hành của bệnh nhân tôi phải dùng những mũi kim châm cứu xuyên thấu qua từng huyệt đạo: Bá hội, Đại chùy, Đại trữ, Phong môn, Mệnh môn, Thận du, Hoàn khiêu, Thừa phò, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Túc Tam lỳ, Tam am giao, Huyền chung, côn lôn…( luôn thay đổi huyệt trên chứ không châm hết một lần ) dùng nhịp rung của điện cực vừa tả vừa bổ cộng với ánh đèn hồng ngoại hơi ấm chiếu vào khiến cho bệnh nhân trong hơi thở êm ái ngủ ngon lành sau hơn tháng trời mất ngủ vì cơn đau hành hạ.

Cứ như thế mỗi ngày người nhà đưa ông đến để tôi châm cứu và dùng phương “Độc hoạt Tang ký sinh gia giảm” uông liên tục mỗi ngày. Hơn nửa tháng  điều trị, đến nay ông đã giảm đau đến 80%.

Ngày thứ Bảy vừa qua (19/01/2008), ông đã vui vẻ cho tôi biết, ông đã thử lên xe đạp chạy vòng vòng, thấy mình đã bớt đau nhiều nên chủ nhật hôm sau (20/01/2008) ông xin ngưng châm cứu và bổ thêm mươi thang thuốc về lại huyện nhà E’Hleo thuộc tỉnh Cao nguyên Dakak.

Làm cách nào mà tôi điều trị một bệnh nhân đang trong cơn đau mà giảm nhanh chóng như vậy ?

Xin thưa quý vị. Ở đây tôi không hề dùng  đến các loại thuốc Tây có tính chất gỉam đau của Tây Y.

Tôi xếp bệnh này thuộc hội chứng thoái hóa xương khớp, thể hiện cơn đau qua chứng Thần Kinh Tọa thuộc loại bệnh Phong Thấp Hàn.

Một Lương Y đồng nghiệp của tôi có đã viết như thế này:

Bệnh đau xương khớp vì sao ?

Thận hư, xương yếu, phong thấp vào mà sinh ra.

Như vậy, bệnh đau do xương khớp bị thoái hóa, hoặc vôi hóa là do gốc ở Can Thận bất túc đến mức quá hư suy, phong hàn thấp từ ngoài thừa thế xâm nhập vào mà sinh ra.

Bỡi  chức năng Thận là nuôi cốt tủy, chức năng Gan là nuôi dưỡng gân cơ.

Thận sinh ta Tinh, tinh hoa của thận chuyển qua ống xương thành tủy, tủy nuôi xương khớp, khiến cho xương khớp được cứng cáp.

Như vậy, Thận coi như là mẹ của xương khớp. Nếu mẹ ( là Thận ) thiếu bồi dưỡng ( trường hợp Phụ nữ huyết trắng, Nam di tinh  lâu ngày ) hoặc nam nữ trác tráng ( thất thoát nhiều khiến cho tinh khô huyết kém). Thận tinh suy kiệt  khiến cho xương khớp thoái hóa.

Tỳ vị ( chức năng tiêu hóa ), Tỳ hấp thu dinh dưỡng ( trong thức ăn) hợp với Can sinh ra huyết ( hệ thống Can Tỳ vị ). Can cung cấp dinh dưỡng nuôi các gân cơ. Nhưng Can huyết kém ( do thiếu dinh dưỡng ) không đủ cung cấp nuôi dưỡng gân cơ, gân cơ co duỗi khó khăn, đau mỏi.

Can Thận suy, tà khí ( hàn thấp, hoặc nhiệt thấp ) thừa thế xâm nhập vào sinh ra chứng Phong Thấp đau nhức.

Trong Đông y có câu “Cấp trị Tiêu, hoãn trị Bản”, nghĩa là bệnh đau gấp quá thì trị “Ngọn” ( làm giảm đau ), bệnh đau không gấp thì từ từ mà trị “Gốc” bệnh.

Vậy, bệnh nhân này là hàn thấp nên gây ra đau đớn các thần kinh cơ khớp là cái ngọn. Cái gốc là do Can Thận suy.

Can Tỳ Thận là gốc rễ tạo nên TINH-HUYẾT-KHÍ-THẦN-TÂN DỊCH.

Đối với bệnh nhân Trần Minh Năm này, vì muốn nhanh chóng bớt bệnh cho nên tôi vừa trị Tiêu, vừa trị Bản, nghĩa là vừa Tả ( loại trừ ) Phong hàn thấp vừa mạnh tay Bổ Can Tỳ Thận, bổ Can Tỳ Thận tức là bổ Chánh khí. Bỡi Tổ Lãn Ông có dạy : “ Chánh khí đắc lực tà vô dụng địa

Tà ở đây ám chỉ cho khí độc bên ngoài xâm nhập gây ra bệnh.

Chánh ở đây là chỉ cho Khí lực của Tỳ khí, Can khí, Thận khí ( bao gồm TINH-HUYẾT-KHÍ-THẦN-TÂN DỊCH : Tinh là tinh nam nữ, Huyết là máu, Khí là sức vận hóa, sức đề kháng, Thần: là sự nhận thức phân biệt, Tân Dịch là lượng nước trong cơ thể).

Chánh khí đầy đủ thì trong thân ta bệnh tật không có chỗ dung chứa.

Y tổ Lãn Ông lại dạy : “Lương y như Lương tướng” Làm nghề Lương Y phải như một tướng tài biết điều binh, khiển trận.

Ngài Lãn Ông lại nói: “Y giả, ý dã, dụng dược như dụng binh” nghĩa là lương y sử dụng thuốc phải theo cái ý của mình, như dũng tướng biết điều binh nơi trận mạc vậy !

Đối với người bệnh trần Minh Năm này sinh sống ở vùng Cao nguyên xứ lạnh, thừa lúc suy yếu hàn thấp đã xâm nhập vào các kinh mạch gây nên đau nhức dữ dội. Để ôn bổ ( bổ ấm ) Can, Tỳ, Thận qua các Kinh mạch, tôi phải dùng các vị thuốc thuộc nhóm Dương dược để trừ chứng Hàn Thấp như: Đỗ trọng, Tục đọan, Cốt toái bổ, Cẩu Tích, Phụ tử, Quế chi (để tẩu tán 12 kinh mạch), thân cây lá lốp (Tất bát), ngưu tất để dẫn thuốc thấm sâu vào tận xươn tủy và đi xuống dưới tận dưới bàn chân vì thế mấ ngày sau bệnh nhân Trần Minh Năm hỏi tôi: “ Sao uống thuốc vào thấy nó chạy rầng rầng, mà chạy đến đâu nóng đến đó thêm đau nhức dữ quá.

Tôi trả lời: “ Anh yên chí và chịu đau chút đi, vì đó là theo ý của tôi đó. Bỡi lâu nay anh bị thấm lạnh nên kinh mạch, khí huyệt bị  ngưng trệ, nay cho thuốc vào để  khai thông , nên thuốc chạy đến đâu nó phá ứ đến đó nên phài đau chút vậy đó, vài hôm sẽ hết thôi.”

Vài hôm sau ông lại hải: “ Thầy ơi , hôm nay thì hết đau nhức, nhưng giờ thuốc chạy đến đâu thì nổi mề đai ngứa đến đó.?”

Nghe qua tôi sực nhớ lời ngài Hải thượng Lãn Ông có dạy: “ Đánh giặc thì phải mở cữa thành”.

Thế là tôi gia thêm các vị như : Đại hoàng ( hoặc lá muồng trâu ), Trạch tả ( hoặc rễ tranh ), lúc bấy giờ đường đại tiểu tiện ông thông thoáng, bài tiết hết các chất độc trong cơ thể ra ngoài ông hết phong độc , hết ngứa, ăn ngủ được yên.

Y Tổ Lãn Ông còn dạy: “ Trị phong tiên trị huyế, huyết hành phong tự diệt

Như vậy chưa đầy một tháng mà bệnh nhân Trần Minh Năm đã bớt bệnh nhanh chóng và trở về Daklak  sum họp với gia đình thân quyến, với bạn bè và đã hưởng một mùa xuân Nhâm Tý( 2008) tràn đầy vui tươi và hạnh phúc.

Đó là niềm vui và một trong những thành quả đã đạt được trong nghề chữa bệnh của tôi xin được chia sẻ đến với mọi người, nói thế nhưng trình độ vẫn còn hạn hẹp, nếu các bậc cao minh có thấy những điều sai sót, lương y Phan văn Sang tôi xin được học hỏi thêm.

Thần kinh tọa lâu ngày, teo cơ đùi, do đau vùng cột sống, thắc lưng qua 2 bên mông ( hoặc 1 bên ) chạy dọc xuống chân đến mắc cá, Thần Kinh Tọa lâu ngày muốn liệt cả 2 chân, đau không chịu nổi.

Phương thuốc:

Thục địa 12 gam

Xuyên khung 10 gam

Đương quy 12gam

Tục đoạn 16 gam

Tang Ký sinh 16gam

Ngưu tất 16 gam

Đãng sâm 16 gam

Huỳnh kỳ 12 gam

Cam thảo 4gam

Bạch Truật 12 gam

Bắc Chánh Hoài 12 gam

Tỳ giải 12 gam

Hà Thủ ô 16gam

Bắc đỗ trọng 16gam

Hồ Đào nhân 9gam

Cẩu tích 12gam

Cốt toái bổ 12gam

Phòng phong 10gam

Độc hoạt 12gam

Khương hoạt 12gam

Nhủ hương 8gam

Mộc dược 8g

Xích thược 8gam

Đơn bì 8gam.

Tế tân 8gam

Xưa nay chữa cho người bệnh Thần Kinh Tọa tôi chỉ dùng bài này, nhưng phải linh hoạt gia giảm cho hợp cơ địa người bệnh mới mong chóng khỏi.

Nhưng cũng tùy cơ địa mỗi người mà gia ( thêm vị thuốc vào), giảm ( bỏ bớt những vị thuốc ra vì không hợp hàn hay nhiệt của người bệnh )

Ví dụ người bệnh có kèm huyết áp cao , gia Rễ nhàu, tăng vị Đỗ Trọng, Ngưu tất vào v.v..

Người ốm yếu mệt mỏi gia Tăng vị Đãng sâm, gia Huỳnh kỳ…..

Lần lượt tôi sẽ chia sẻ những phương kinh nghiệm cho tất cả mọi người. Mong sao ai ai cũng chóng khỏi bệnh, đem lại sức khỏe và niềm vui cho mọi nhà.

Nếu quý vị không thể tự gia giảm, xin liên hệ tôi với số ĐT 0902323549 ,

hoặc Email : luong_y_sang@yahoo.com

Địa chỉ số 7 Nguyễn văn Nghi , Phường 7 Quận Gò Vấp ( gần chợ Gò Vấp)

Phật tử lương y PHAN VĂN SANG

http://www.daophatngaynay.com/vn/tai-lieu/11283-Phuong-tri-benh-than-kinh-toa.html

Xôi nấm tươi – Tuệ Lan

0 nhận xét

IMG_4518

Món này rất ngon mà lại dễ làm. Gọi là xôi nhưng thực ra lần này Tuệ Lan nấu cơm nếp. Nấu cơm nếp cũng có cái hay là cơm mềm, trẻ con và người già dễ ăn, hơn nữa không cần phải canh ngâm gạo trước. Đến giờ nấu thì vo gạo giống như gạo tẻ rồi nấu mà thôi. Có điều nấu cơm nếp thì kỹ hơn cơm tẻ phải canh nước cho khéo, nếu không sẽ bị nhão. Mẹo của TL là nước trên mặt gạo 1 tý tẹo thôi, lúc nước cạn, nhắm cơm hơi khô thì cho thêm chút nước sôi, thiếu dễ chữa hơn thừa. TL dùng 3 cup gạo nếp (loại cup đong gạo đi kèm nồi cơm điện) để nấu cho 4 phần ăn, nêm 1/2 muỗng cà phê muối cho đậm đà. Lấy 200 gr nấm tươi tùy thích ngâm muối, rửa sạch cắt miếng vừa ăn. TL dùng nấm Japanese Oyster và nấm Emperor Shiitake, hai loại nấm này nhiều "thịt", ngọt, dai và thơm nên nấu xong ăn ngon lắm. Nếu không kiêng ngũ vị tân dùng hành khô hoặc boaro bằm nhỏ phi với dầu cho thơm, bỏ nấm vào xào. Nêm chút xíu bột nêm và tiêu. Xôi chín trộn nấm đã xào chung với xôi. Dùng nóng rất ngon. Nếu nhà có sẵn chà bông chân nấm ăn chung càng ngon. TL nêm nếm xôi và nấm vừa ăn nên không cần dùng nước chấm. Ông xã TL thích ăn cay nên ăn chung với tương ớt cũng rất ngon. Các bạn làm thử đổi món nhé.

Chúc các bạn ngon miệng.

Tuệ Lan

Mì căn khìa chua ngọt – Diệu Sương

0 nhận xét

DSC_0054

Món này ăn với cơm thì hết ý, làm nhanh và gọn lắm. Các bạn thử làm để ăn chay mấy ngày Tết nhe.

Công thức như vầy

  • 1/2 cốc (cup) bột mì căn
  • 1/2 cốc nước
  • Nếu không có bột mì căn thì làm bằng mì căn bán ở ngoài chợ cũng được nhưng mà nó không có phồng đâu nhe
  • Dầu để chiên

Nước xốt

  • 2 muỗng canh giấm trắng, hay là nước me
  • 2 muỗng canh đường vàng
  • 2 muỗng canh nước tương, DS dùng nước tương Kikkoman
  • 2 trái ớt hiểm, bằm nhuyễn
  • 1 muỗng cà phê gừng bằm

Cách làm

1. Cho nước vào tô, rắc bột mì căn vào, nhồi thành cuộn tròn, để bột nghỉ 15 phút.

2. Trong khi chờ bột nở mình làm nước xốt.

3. Cắt lát mì căn theo chiều dài, rồi cắt lại thành cọng.

4. Chiên lửa vừa (medium), chừng nào thấy mì căn phồng lên là được, muốn dòn thì để cho vàng, còn muốn dai thì vừa phồng hơi vàng thì gắp ra.

5. Chiên xong hết mì căn rồi thì chắt dầu ra bỏ. Cho nước xốt vào nấu sôi, cho mì căn vào sên nhỏ lửa, trộn đều cho nước xốt khô thấm hết vào mì căn là được.

Chúc các bạn làm mì căn khìa chua ngọt thành công.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Sương

Đậu Bắp - Vị Khắc Tinh Của Bệnh Tiểu Đường

0 nhận xét

okra

Bhindi ("okra") - Diabetes Killer 糖尿病剋星~秋葵

Tôi được biết một phương pháp trị liệu bệnh tiểu đường qua một chương của đài truyền hình. Vì chính tôi là người có bệnh tiểu đường, và sau khi thử, tôi cảm thấy có hiệu qủa thật. Hiện giờ số lượng đường trong máu của tôi đã được chận đứng, tôi không cần phải uống nhiều thuốc nữa.

Em gái tôi chích Insulin đã nhiều năm, nay đã khỏi bệnh. Sau khi dùng phương pháp uống đậu bắp, khoảng vài tháng sau thì em tôi không cần chích Insulin nữa.

Bạn cứ thử xem sao! nếu không có hiệu qủa thì cũng chẳng có gì là hại cả. Vì có nhiều trường hợp hiệu qủa đến hơi chậm, bạn cứ kiên trì uống thử vài tháng xem sao. Phương pháp rất đơn giản.

Lấy 2 qủa đậu bắp, cắt bỏ 1 tí khúc đầu và 1 tí khúc đuôi, xong mổ 1 đường thẳng theo chiều dài (không mổ đứt), sau đó cho 2 qủa đậu bắp vào ngâm trong một cái ly đựng 8oz nước uống (nguội), đậy lại ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, bạn vớt bỏ 2 qủa đậu bắp vứt đi, chỉ uống hết ly nước ngâm đậu bắp mà thôi. Bạn phải kiên nhẫn uống mỗi ngày, sau 2 tuần lễ, bạn sẽ thấy đường trong máu của bạn sẽ xuống một cách không ngờ.

http://batkhuat.net/yhoc-daubap-tritieuduong.htm

 
  • blog những món ăn chay thanh tịnh © 2013 | học nấu món chay cơm chay, mọi thứ về ăn chay nguyên liệu món chay , thực phẩm chay and nấu món chay